Bài phỏng vấn mẫu và cách trả lời thông minh cho nghề phục vụ nhà hàng

Bài phỏng vấn mẫu và cách trả lời thông minh cho nghề phục vụ nhà hàng

Bạn muốn làm nghề phục vụ trong ngành nhà hàng khách sạn nhưng chưa có kinh nghiệm khi đi phỏng vấn về nghề này. Để giúp bạn đọc ghi điểm với nhà tuyển dụng và có sự chuẩn bị trước khi đi phỏng vấn về nghề này. Bài viết dưới đây gợi ý bạn đọc bài phỏng vấn mẫu và cách trả lời thông minh cho các bạn ứng viên.

Câu 1: Bạn hãy giới thiệu đôi nét về bản thân mình?

Đây là một trong câu hỏi quen thuộc, mở đầu của buổi phỏng vấn. Gợi ý bạn đọc trả lời câu hỏi này trong bài phỏng vấn mẫu để bạn đọc tham khảo:

Gợi ý trả lời:

Bạn hãy giới thiệu:

Tên.

Tên trường tốt nghiệp, ngành học.

Kinh nghiệm làm việc hoặc các hoạt động ngoại khóa tham gia.

Nói ra điều mong muốn.

Nhắc lại cảm ơn với nhà tuyển dụng.

Bài phỏng vấn mẫu và cách trả lời thông minh cho nghề phục vụ nhà hàng

Câu 2: Tại sao bạn chọn vị trí này?

Câu hỏi này rất quan trọng trong buổi phỏng vấn, đặc biệt với những bạn chưa có kinh nghiệm làm việc.

Gợi ý trả lời: Em rất thích công việc phục vụ nhà hàng. Đây là công việc giúp em có thể phát huy được điểm mạnh của em. Ngoài ra, em rất yêu nghề và muốn làm công việc này.

Câu 3: Bạn hãy kể một vài điểm mạnh, điểm yếu cho chúng tôi nghe?

Với câu hỏi này nhà tuyển dụng muốn biết mức độ phù hợp của bạn với công việc nhà tuyển dụng đang tìm kiếm. Gợi ý bạn đọc trả lời trong bài phỏng vấn mẫu là:

Về điểm mạnh: Bạn nên trình bày những kinh nghiệm làm việc, kỹ năng của bạn về nghề phục vụ nhà hàng. Bạn hãy nhấn mạnh vào yếu tố các kỹ năng nhà tuyển dụng đang tìm kiếm như: Giao tiếp tốt, kỹ năng giải quyết vấn đề.

Về điểm yếu: Bạn hãy nói một cách thành thật nhưng lưu ý những điểm yếu đó không ảnh hưởng đến công việc. Hoặc nếu bạn đề cập đến một điểm yếu nào đó có ảnh hưởng tới công việc thì bạn nên có hướng cải thiện điểm yếu đó để tốt hơn.

Câu 4: Bạn nghĩ với nghề phục vụ nhà hàng cần những kỹ năng gì?

Nhà tuyển dụng hỏi câu này nhằm mục đích là muốn biết bạn có những kỹ năng gì để làm được công việc này.

Gợi ý trả lời: Các kỹ năng cần có đối với nghề phục vụ nhà hàng là:

  • Kỹ năng giao tiếp.
  • Kỹ năng quan sát.
  • Kỹ năng nắm bắt tâm lý khách hàng.
  • Kỹ năng chăm sóc khách hàng.

Câu 5: Trong ca làm việc của bạn có một khách hàng bị say rượu và gây mất ồn ào tại nhà hàng, bạn sẽ xử lý bằng cách nào?

Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn biết bạn sử dụng kỹ năng bạn có được giải quyết tình huống xảy ra.

Gợi ý trả lời: Trong ca làm việc, có một khách hàng bị say rượu và gây mất ồn ào tại nhà hàng thì người phục vụ phải báo cho quản lý nhà hàng biết. Sau đó quản lý sẽ giải quyết. Trường hợp quản lý nhà hàng không có mặt tại đó, người phục vụ phải báo bảo vệ để nhờ bảo vệ giải quyết.

Câu 6: Nếu khách hàng cố tình phàn nàn về nhà hàng thì bạn với tư cách là người phục vụ thì bạn xử lý như thế nào?

Đây là một trong những câu hỏi phỏng vấn khó mà nhà tuyển dụng thường đặt ra để hỏi ứng viên. Bạn cần nhớ với nghề dịch vụ phục vụ nhà hàng thì khách hàng phải là yếu tố đặt lên hàng đầu.

Gợi ý trả lời: Nếu khách hàng cố tình phàn nàn về nhà hàng với tư cách là người phục vụ tôi vẫn luôn phải giữ thái độ cởi mở, chân thành và lắng nghe khách hàng để hiểu khách hàng, xin lỗi khách và đưa ra một số giải pháp để giải quyết.

Bài phỏng vấn mẫu và cách trả lời thông minh cho nghề phục vụ nhà hàng

Câu 7: Theo bạn tố chất cần có của một người quản lý nhà hàng là gì? Bạn nghĩ trong 2 năm tới bạn sẽ ở vị trí nào không?

Với câu hỏi này nhà tuyển dụng muốn biết bạn có tiềm năng để trở thành một người quản lý bán hàng hay không. Từ đó, nhà tuyển dụng phán đoán để đưa ra lựa chọn phù hợp.

Gợi ý câu trả lời trong bài phỏng vấn mẫu là:

Theo tôi, người quản lý là người biết phát huy sức mạnh của cả nhóm. Khi biết phát huy sức mạnh của tập thể thì mọi vấn đề phát sinh đều có thể giải quyết được.

Câu 8: Bạn mong muốn mức lương bao nhiêu?

Câu hỏi thực sự rất khó, đặc biệt với những bạn sinh viên mới ra trường thì câu hỏi này còn khiến các bạn lúng túng. Với câu hỏi này, khuyên bạn là nên tham khảo những điều sau để cân nhắc rồi đưa một con số cụ thể. Đó là:

Lương công việc mới phải cao hơn công việc cũ.

Hãy đề đạt một mức lương cụ thể. (Bạn nên tìm hiểu mức lương của nghề này trước khi đi phỏng vấn)

Khi thỏa thuận lương bạn nên kiểm tra lại xem đó có phải là số tiền cuối cùng bạn nhận được sau khi trừ các khoản linh tinh như quỹ công Đoàn hay không.

Câu 9: Bạn có câu hỏi nào muốn hỏi chúng tôi không?

Thường cuối buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn, và đây được xem là thử thách sau cùng nhà tuyển dụng muốn đặt ra cho bạn.

Gợi ý trả lời: Bạn nên đặt những câu hỏi liên quan đến công việc, đến công ty. Và tuyệt đối không được trả lời “không” với nhà tuyển dụng.

Ví dụ:

Tôi có thể gặp những người mà tôi sẽ làm việc cùng họ nếu như tôi trúng tuyển không?

Anh/chị thích điều gì khi làm việc ở công ty này?

Bài phỏng vấn mẫu và cách trả lời thông minh cho nghề phục vụ nhà hàng

Trên đây là những gợi ý bài phỏng vấn mẫu và cách trả lời thông minh dành cho các bạn ứng viên ngành phục vụ nhà hàng. Hy vọng qua bài viết này chúng tôi đã giúp bạn tham khảo, bổ sung các kiến thức chuẩn bị để chinh phục nhà tuyển dụng và làm công việc như mong ước.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *