3 cách tăng trải nghiệm người dùng cho website nhà hàng

Với những thay đổi nhỏ bạn có thể tạo nên những trải nghiệm tích cực cho người dùng trên website, nhằm thúc đẩy họ mua hàng.

Những website cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp, hoặc kinh doanh những sản phẩm có giá trị lớn, thì người mua cần có thời gian suy nghĩ, nghiên cứu, so sánh để đưa ra quyết định.

Ngược lại với những website bán sản phẩm cho cá nhân, khoảng thời gian từ lúc có nhu cầu đến lúc chọn nơi mua hàng khá là ngắn. Có thể là sáng tìm xem website, chiều ghé cửa hàng, hay thậm chí là tối muốn mua, lên mạng search và đặt mua, hôm sau giao hàng tới.

Cũng chính bởi sự nhanh lẹ như vậy, nên những website bán hàng nào có giao diện đẹp mắt, sự chuyên nghiệp và tạo cảm giác thoải mái thì càng có cơ hội trở thành nơi “chọn mặt gửi vàng” của khách hàng.

1. Thân thiện hoàn chỉnh với thiết bị di động

Một website khó xem trên di động sẽ gây cảm giác không thoải mái cho người xem. Sau một hồi phóng to thu nhỏ, kéo qua kéo lại nội dung, họ hoàn toàn bỏ cuộc và thoát ra để xem một website khác.

Website xem được trên bất kỳ thiết bị nào, giúp mọi người đều có thể truy cập dễ dàng, thao tác đơn giản để xem được sản phẩm, giá cả và đặt hàng.

Tuy nhiên, có những website cứ ngỡ rằng rất thân thiện, nhưng thực ra chỉ thân thiện ở một mức độ nào đó.

Trong quá trình GOBRANDING đánh giá website của khách hàng, chúng tôi phát hiện thấy khi view website bằng di động có khá nhiều vấn đề.

Ví dụ như:

  • Website đó không hiển thị menu danh mục sản phẩm
  • Hình ảnh trong bài viết sản phẩm không tự động co giãn.
  • Không hiển thị danh sách sản phẩm liên quan.

Các lỗi này xuất hiện khi chúng ta không kiểm tra kỹ càng phiên bản website trên di động. Do đó khi nhận bàn giao website từ đơn vị thiết kế, bạn nên chịu khó rà soát lại trên các thiết bị.

2. Giao diện thoáng đãng và tập trung vào sản phẩm/dịch vụ

Đã qua rồi cái thời website tràn trề thông tin, mọi khoảng trống đều được lấp đầy bởi các hình ảnh, banner. Một website như vậy mang lại cảm giác no, nhưng nếu quá tay thì sẽ ngộp và dội.

Giờ đây một người bình thường phải tiếp nhận quá nhiều thông tin trên quá nhiều kênh tin tức, mạng xã hội thì một website có giao diện thoáng đãng, sạch đẹp trở nên cuốn hút một cách lạ kỳ.

Có 2 yếu tố mà chúng ta cần quan tâm ở đây là: thoáng đãng + tập trung

Giao diện thoáng đãng khiến trang web dễ nhìn và nhờ đó các yếu tố kêu gọi mua hàng được nổi bật hơn như nút “xem hàng”, nút “liên hệ”, nút “xem khuyến mãi”

Giao diện tập trung lựa chọn thiết kế làm sao để hiển thị sản phẩm được cuốn hút nhất, thúc đẩy họ ra quyết định mua hàng.

3. Đừng quên những thành phần không thể thiếu trong trang sản phẩm

Rất nhiều trang sản phẩm của website bán hàng thiếu những thành phần sau:

  • Hình ảnh rõ nét, nếu được chụp thực tế thì càng tốt.
  • Số điện thoại liên hệ. Nhiều người thường nghĩ là số điện thoại liên hệ đặt ở trên đầu hoặc chân trang web rồi, sao lại phải đặt thêm trong sản phẩm. Thực tế dù đặt như vậy nhưng nó vẫn chưa đủ độ nặng để khách hàng hành động, nhắc nhở họ một lần nữa không quá thừa.
  • Một số yếu tố thúc đẩy khách đặt hàng: giao hàng trong vòng 24 giờ khi đăng ký mua trong ngày hôm nay.
  • Review của khách hàng. Thực tế việc xin review của khách hàng hơi cực. Nếu có thời gian bạn nên đầu tư để xin phản hồi của khách hàng. Một số nội dung có thể dùng thay cho review là: hình khách hàng sử dụng sản phẩm.
  • Thực tế vẫn còn rất nhiều gợi ý để giúp bạn cải thiện lại website, nhưng tôi xin tạm dừng ở đây để chúng ta có thời gian nhìn lại website và bắt tay vào cải tiến. Hẹn bạn ở một bài viết khác.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *